Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

GẠO LỨT MUỐI MÈ – THẦN DƯỢC CỦA MỌI THỜI ĐẠI 

Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn.

Hiểu Như Thế Nào Là Gạo Lứt?
Thực tế cho thấy có rất nhiều người hiểu sai về gạo lứt, gạo lứt là hạt thóc không còn vỏ bọc ngoài (vỏ trấu), hạt gạo còn nguyên cám bao quanh, mầm ở đầu hạt và lõi trong là bột gạo có thành phần chủ yếu là tinh bột. Tinh bột gồm 2 phần tử aminlose và aminlopetin. Gạo tẻ (canh mễ hay ngạch mễ) có nhiều aminlose, ít aminlopetin, cơm nở và khi để nguội chóng khô.
Gạo nếp hầu như chỉ có aminlopetin, đồ xôi gạo không nở, để nguội vẫn dẻo, Đông y gọi nhu mễ. Gạo lứt có màu nâu đen gọi là huyền mễ. Có loại gạo màu nâu đỏ gọi là gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng được xay sát kĩ thì không phải là gạo lứt. Gạo tẻ lâu năm là trần mễ.
Người phương Đông chúng ta coi gạo là hạt vàng, hạt của sự sống. Trong sách “Nội kinh” là sách Đông y cổ đã ghi: “Tinh khí đều do chất của gạo mà biến hóa sinh ra”. Lúa tẻ (canh mễ) có vị ngọt, tính mát bình, bổ khí huyết, điều hòa ngũ tạng, cứng gân xương, cường thân thể. Lúa tẻ lâu năm (trần mễ) có vị chua, hơi mặn, tính ấm, ích khí, mạnh tỳ, thông huyết mạch, trợ tiêu hóa.
Riêng mầm non của hạt thóc (cốc nha) khí ôn, vị ngọt, có công năng kiện tỳ, hạ khí, tiêu thức ăn đọng trên, thêm sức, ăn uống ngon miệng.Cám gạo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy, tăng sức đề kháng.
Thành phần hóa học của gạo có đầy đủ các đại dưỡng chất sinh năng lượng là đạm, đường, mỡ (protid, glucid, lipid) với các acid amin cần thiết và acid béo chưa no cần thiết cao hơn so với loại thức ăn khác, mà nó còn có nhiều vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, tiền vitamin A, C, E, K…), các chất khoáng (K, Na, Ca, P, Mg, Zn…), các chất xơ tan và không tan có lợi cho tiêu hóa. Trong cám gạo còn có các polysaccharid, người ta đã phân lập được một polysaccharid RBS có tác dụng sinh học chống ung thư.
Gạo lứt, muối và mè là bài thuốc – thức ăn có từ lâu đời; thời danh y Tuệ Tĩnh đến cụ tổ Đông y Hải Thượng Lãn Ông; cho tới thời nay là một phương thuốc khá phổ biến không những chỉ ở phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…) mà lan sang cả các nước phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ…Gạo lứt so với gạo xát trắng chất đạm có nhiều hơn 30%, vitamin B1 gấp 4 lần, chất béo gấp 3 đến 5 lần, vitamin B5 (acid pantotenic) gấp 4 lần, acid linoleic (chỉ có trong sữa mẹ) chiếm 30% trong tổng hàm lượng chất béo của gạo lứt. Các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được đều có mặt đầy đủ trong thành phần đạm của gạo lứt.
Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, chỉ thống, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa, tả, lụ, trúng thực, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm. Gạo lứt là một loại thuốc bổ tỳ, phế, gan, thận, tâm. Đặc biệt trong phòng, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Ngoài chất RBS, người ta còn phát hiện gạo lứt có chất Selentium có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển. Điều này đã được thể nghiệm qua súc vật và trên người bởi các công trình khoa học ở Mỹ, Nhật và một số nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó còn có chất acid phitin có vai trò đào thải các chất độc qua ruột, chất glytation chống nhiễm xạ…Một trong những chất phòng vệ chính là những chất vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2 (Riboflavine).
Với công năng, tác dụng của gạo lứt bổ dưỡng, thải độc tăng cường sức đề kháng và những gì ta chưa biết đến, gạo lứt còn góp phần và chống bệnh HIV đang hoành hành trên trái đất này.
 Bí Quyết Ăn Gạo Lứt Muối Mè
Gạo lứt muối mè: Phải biết chọn hạt gạo, hạt muối, hạt mè cho tới cách chế biến, kể cả lúc ăn nhai thế nào cho đúng mới thấy hết tác dụng của “ngọc dược” khi “thực dưỡng” để chế biến nó thành “thần dược”.
Gạo lứt phải chọn loại gạo mới, còn nguyên lớp cám ngoài và mầm gạo, gạo đỏ càng tốt. Gạo thu hoạch từ lúa sạch, không bón bằng phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu thì càng hay. Nhiều người nhầm gạo huyết rồng là gạo lứt vì nó có màu đỏ.
Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ ẩm mốc và để lâu hôi khét. Bảo quản không tốt, ăn gạo lứt đã bị hôi mốc còn có tác dụng ngược lại, nghĩa là không những không khỏe, không hết bệnh mà có thể gây nên bệnh mới, kể cả bệnh ung thư nguy hại vô cùng.
Nấu cơm gạo lứt: trước khi nấu, nhặt sạch sạn (nếu có), chỉ cần “rửa” qua cho gạo sạch cát chứ không “vo gạo” như nấu cơm bình thường. Có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất, nồi đồng, nồi nhôm, nồi cơm điện; đổ gạo lứt đã rửa vào nồi, ngâm với nước ấm trong vòng khoảng 2 giờ.
Tùy loại gạo nhưng cứ 2 phần nước thì 1 phần gạo, cứ 1kg gạo cho khoảng 1 muỗng cà phê (6g) muối. Sau 2 giờ ngâm thì nấu cơm, trước khi nấu thì ngoáy đảo đều gạo nước, đậy vung lại . Nấu bằng nồi cơm điện thì cắm điện như nấu cơm bình thường. Nấu cơm bằng bếp lửa (than, củi, điện…) thì khi nào cạn nước thì phủ lá chuối, lá dứa hay vải mùng sạch đậy nắp lên trên cho kín để khỏi xì hơi. Đun lửa thật nhỏ cho tới khi cơm chín (khoảng 1 giờ). Ngoài ra còn có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất là dễ nhất. Gạo không cần phải ngâm trước, cơm nấu vừa nhanh lại vẫn dẻo ngon.
Rang muối mè: Trước khi rang mè, sấy bỏ hạt lép, nhặt sạn, rửa sạch mè bỏ cát, đem phơi thật khô. Khi rang, chảo thật nóng, dùng đũa khuấy đảo đều, thấy mè nổ ran khắp lượt thì cầm chảo xoay tròn 5-7 vòng rồi đổ ra để giã. Tránh rang mè quá cháy thì đen khét, còn sống thì không thơm.
Muối tinh rang khô, trộn với mè tùy theo từng người mà có tỉ lệ mè và muối khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, bệnh tật, thai nghén. Phụ nữ có thai nên ăn lạt, người lớn bình thường 7-10g mè/1g muối; người già và trẻ em: 8-12g/1g muối. Sau đó bỏ vào cối đá (hoặc máy xay) giã (hoặc xay), không nên mịn quá mất ngon.
Muối mè giã rồi cho vào lọ nút kín, không nên để quá một tuần, sẽ có mùi khét do hôi dầu vì bị oxy hóa bởi không khí.
Cách Ăn Cơm Gạo Lứt
Trộn muối mè với cơm gạo lứt 1-2 muỗng cafe tùy theo ý thích mỗi người hay người bệnh ăn kiêng. Ăn cơm gạo lứt phải ăn chậm, nhai kỹ, khi cơm trong miệng cảm giác như biến thành sữa là được. Ăn vội nhai dối đem lại những hậu quả xấu, nhất là với người bệnh.
Theo BS CKI – YHDT – BSDD. Phạm Hồng Nga
————————————————————————————————–
CỦA HÀNG :DƯỠNG SINH OHSAWA                 THỰC DƯỠNG OHSAWA
314 Trần văn Kiểu F11 Q6 ( Khu bình phú)         www.thucduongohsawa.com
hcmc. ĐT: (083) 7550 184 - 0909 933 705




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright (c) 2010 THỰC DƯỠNG OHSAWA. Design by WPThemes Expert

Themes By Buy My Themes And TM Web Design.