Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

TRÁI MƠ HAY CÒN GỌI LÀ TRÁI Ô MAI

Nếu có một thứ tôi phải mang theo mình để đề phòng những trường hợp nguy cấp dù giữa xã hội hiện đại, hay giữa nơi hoang vu, tôi sẽ chọn quả ômai.
Một trong những đóng góp lớn nhất của văn hoá phương Đông cho sức khoẻ con người là mơ muối, còn được gọi là ômai.

TRÁI MƠ VÀ CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA TRÁI MƠ



Câu chuyện về quả ômai liên quan đến một vị tướng Nhật đã làm cho binh đoàn của mình hết khát và mệt khi ông gợi cho binh lính của mình tưởng tượng đến quả ômai. Vì vị chua là vị gây kích thích cảm giác làm tiết tuyến nước bọt. Mẹo này làm dịu bớt cơn khát dữ dội của binh lính, làm cho họ qua khỏi cơn khát.
Ômai ban đầu chỉ là một loại trái chua – Quả mơ được thu hoạch vào lúc chua nhất của nó trong thời gian cuối mùa hè. Theo truyền thống Nhật, quả mơ được phơi khô trên mái nhà trong vài tuần. Trong thời kỳ này, quả mơ khô vào ban ngày và hút hơi sương khi màn đêm buông xuống. Sau những chu kỳ phơi khô và hyđrat hoá liên tiếp, mận được thu gom lại và cho vào thùng gỗ với những lớp xen kẽ thay nhau giữa muối, mơ và lá tía tô.
Có một câu chuyện khác về lá tía tô. Thông thường Lá tía tô được gọi là Lá thịt bò vì đặc trưng khác biệt của nó là màu đỏ, tía tô cho quả mơ màu và vị. Tía tô cũng có vị ngọt vừa phải. Vì thế mận muối tốt nhất đòi hỏi phải có vị ngọt-mặn-chua. Tính chất kháng sinh của tía tô được biết đến làm tăng giá trị cho quả mơ lâu năm.
Sau đó ômai được để dành từ tám tháng đến ba năm. Trong thời gian này, vị mặn ngấm lẫn vị chua, thậm chí đến tận nhân hạt ômai. Đập vỡ hạt ômai lâu năm, ta nếm cũng cảm thấy vị mặn và chua.
Quá trình làm ômai là quá trình làm dương hoá quả mơ muối. Mơ là một loại trái cây rất chua (cực âm) được phối hợp với muối biển, là vị cực dương. Vì thế hai vị ở hai thái cực hấp dẫn lẫn nhau. Sự kết hợp hai vị này đã đem lại kết quả quân bình kỳ diệu.
Mà kết quả đúng là kỳ diệu thật. Nếu bạn bị ốm, hãy ăn một trái ômai. Dù cơ thể bị thiếu Âm hay thiếuDương, ô mai sẽ nhanh chóng trung hoà cơ thể bạn. Nếu cơ thể bạn quá nhiều axít, ômai sẽ nhanh chóng lập lại độ cân bằng pH. Nếu bạn bị cảm, sốt, hay cúm, ômai có thể giúp bạn bình phục trong một thời gian ngắn. Mỗi ngày một quả ômai có thể giúp gia đình bạn phòng ngừa ốm đau, và có thể phục hồi sức khoẻ khi bị ốm trong thời gian ngắn.
Theo tục ngữ Nhật: “Một quả ômai mỗi ngày, bác sĩ sẽ không đến nhà” dù bạn có phải là người theo Thực dưỡng hay không.
Mỗi nhà bếp Thực dưỡng không nên thiếu ômai. Khi đi xa, người ta có thể ăn uống lung tung. Khi dạ dày đau, báo hiệu thức ăn ôi thiu, ômai có thể làm trung hoà bất cứ độc tố nào.
Theo dân gian: “ăn ô-mai hàng ngày phòng chống được bệnh tật”.
Theo phương pháp truyền thống, khi ta bị các bệnh về máu, cảm cúm, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hoá, thì người ta trộn ô-mai với sắn dây, bột gừng và một ít tương.
Sau khi làm như vậy, để 3 năm sau thành một thứ thực phẩm quí hiếm và rất giá trị, mầu sắc của mơ muối cũng sẫm dần theo năm tháng thành một thứ mơ muối mầu nâu đen… nhìn mầu sắc của quả mơ một người sành điệu có thể biết ngay đó là mơ ít năm hay mơ lâu năm.
Mơ lâu năm cũng như miso lâu năm mầu của nó đều sẫm dần, miso mới làm mầu của nó cũng vàng nhạt và đẹp như mơ mới làm…
Sắn dây là loại bột trắng như phấn, thu hoạch từ cây sắn dây leo, được trồng ở những vùng đồi núi hoang. Rễ cây sắn dây được thu hoạch vào cuối đông, khi chất lượng bột cao nhất. Sau đó, rễ sắn dây được xát thành bột. Sau khi lọc những mảnh xơ và làm cho cạn khô, lớp bột lắng lại được xắn thành các khoanh không đều nhau, rồi được hoà tan vào nước lạnh. Khi đun sôi, ta có bột sắn dây quánh lại mờ đục, đun tiếp bột trở nên đặc dần và trong mờ.
Bột sắn đun chín có thể chữa đau bụng và loét dạ dày viêm ruột kết, kể cả bệnh kinh niên. Hỗn hợp bột sắn dây – ô mai – gừng – tương chữa các bệnh nhiễm khuẩn và virut, nó giúp phòng chống bệnh rối loạn đường ruột, dạ dày và nhiễm trùng máu. Vì những rối loạn có thể dẫn đến thối ruột hay phá hoại phát sinh bệnh ở các cơ quan vi mô, giá trị của ô mai và hỗn hợp bột sắn – ô mai – gừng – tương không thể thiếu.
Ảnh hưởng của chúng trong việc giúp đỡ cơ thể khắc phục sự rối loạn từng đợt làm cho những loại bệnh này là một phần quan trọng của chương trình tự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ.
Theo truyền thống phương Đông thì “nhà nào có cây mơ trước cửa thì nhà đó sẽ ít bệnh tật”.
Tôi hy vọng bạn và mọi người trong gia đình của bạn sẽ phát hiện ra sự vô giá của cây mơ. Trẻ nhỏ thường thích vị mặn mặn chua chua của quả ô mai mà chẳng cần phải ép chúng ăn. Nếu bạn để ô mai ở nơi mà chúng có thể với tới thì những quả ô mai đó sẽ biến mất nhanh chóng. Sau khi bạn bày cho chúng cách đập vỡ hạt ô mai và lấy nhân ra, chúng sẽ tự làm lấy và mẩu nhân đó sẽ là món quà vô giá với chúng.
Nếu ô mai quá mặn và chua, cho ô mai vào chai nước sạch và để vào chỗ mát. Nước sẽ làm bớt vị mặn và chua. Lớp muối chua mặn sẽ chảy ra, nhất là vào những ngày thời tiết nóng bức. Nó sẽ giúp cơ thể chịu được nóng bức và hết khát.
Nếu bạn hay những người bạn chăm sóc không thể chịu đựng được vị mặn, hãy thử ô mai cô đặc, được gọi là Bainiku Ekisu ở Nhật. Thứ này được làm bằng cách tách lớp thịt của quả ô mai. Chỉ cần một vài quả là đủ. Hoà với nước nóng, nó sẽ làm cơ thể sảng khoái, tươi tỉnh, đồ uống chua đó có thể giúp kiềm hoá cơ thể.
Ô mai chứa nhiều chất điện phân mà thường bị mất trong quá trình luyện tập thể thao hay lao động nặng nhọc.Ô mai hay nước nấu ô mai là cách rất tốt để khôi phục lại chất điện phân đã mất qua mồ hôi.
Lớp muối ô mai cũng cung cấp một lượng lớn vòng đồng nhân tố Kreb (Krebs cycle co-factors). Sự chuyển đổi của cacbon hydrat thành năng lượng mà những nhân tố này đòi hỏi. Ô mai chứa lượng lớn a-xít citric của nguồn thực phẩm tự nhiên.
Sự chuyển đổi của ATP (Adenosene Tri-Phosphate) thành năng lượng, cần đến a-xít citric cũng như các chất điện phân. Đó là lý do tại sao khi ăn cơm với ô mai lại cung cấp năng lượng lớn hơn là ăn cơm không. Đó cũng là lý do vì sao món sushi (cơm cuốn của Nhật Bản) trở nên nổi tiếng. “Một nhà bếp Thực dưỡng không nên thiếu vắng ô mai… quả ô mai có thể trung hòa các loại độc tố”.

Ô mai có chức năng phòng chống bệnh tật. Đó là lý do tại sao cơm nắm lại làm bằng cách quấn miếng rong no-ri bên ngoài và cho phàn thịt của quả ô mai vào giữa. Cơm nắm rất tốt cho bữa ăn nhẹ hoặc ăn nhanh. Cơm nắm cung cấp năng lượng cho cơ thể và vị của nó cũng rất ngon. Nếu một lần bạn đã thử ăn cơm nắm, bạn sẽ thích và quen thuộc với nó. Dầu giấm (dầu vừng và dấm ô mai) trộn xà lách cũng rất tuyệt.

Tóm lại, ta đừng bao giờ đánh giá thấp “tác dụng của ô mai

About Thực Dưỡng Ohsawa

Cửa hàng Thực dưỡng Ohsawa F11 Quận 6, TP. HCM
hân hạnh phục vụ quý cô bác gần xa các loại thực phẩm,
tài liệu thực dưỡng, thực phẩm chay, gạo lứt các loại...
hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng hóa chất. Không phẩm
màu và chất bảo quản khi đến với phương pháp ăn kiêng
lành mạnh này chúng ta sẽ có được sức khỏe tuyệt vời theo
ý muốn .>Tham khảo thêm một số món ăn thực dưỡng tại:
           BepThucDuong.com
View all posts by Thực Dưỡng Ohsawa
LH: 0909 933 705 - 083 7550 184

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012


HẠT KÊ & CÔNG DỤNG CỦA HẠT KÊ 


ĐẬU ĐỎ - Món ăn bổ dưỡng


Kem, chè, xôi, cháo và cả bánh làm từ đậu đỏ đều rất ngon nhưng làm thế nào để chúng trở thành những bài thuốc quý và phát huy tối đa sự bổ dưỡng thì không phải ai cũng biết. Nhắc đến đậu đỏ chúng ta nghĩ ngay đến hương vị thơm ngon của bánh đậu đỏ hay chè đậu đỏ. Đây là những món ăn yêu thích của phái nữ nhưng nếu biết bản thân đậu đỏ có chứa chất béo, khi kết hợp với một lượng đường lớn như hai món trên thì…Vậy nên, vấn đề ở đây là nên chế biến như thế nào để phái nữ chúng ta vẫn duy trì được món ăn ưa chuộng này?
Theo bác sĩ Nguyễn Công Đức, một người viết rất nhiều sách về y học thì cách giải quyết rất đơn giản: giảm lượng đường khi chế biến với đậu đỏ. Vị ngọt nguyên chất của đậu đỏ vừa được giữ nguyên lại vừa có lợi cho tiêu hoá.
Khi chế biến đậu đỏ với quá nhiều đường trắng, hiệu quả kích thích tiêu hoá của đậu đỏ (khả năng hấp thụ vitamin B1) giảm đi một nửa. Hơn nữa sự kết hợp này còn làm tăng chất béo, gây táo bón và làm các chất độc bị tích trữ lại khiến da trở nên xấu xí.
Bạn có thể thay thế đường kính bằng đường mật hay mật ong thì hiệu quả kích thích tiêu hoá của món đậu sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
Sẽ rất tốt khi kết hợp đậu đỏ với các chất tinh bột khác để chế biến thành những món ăn bổ dưỡng như cơm đậu đỏ, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ, chè đậu đỏ, bánh đậu đỏ….
Thuốc giải độc
Vì trong đậu đỏ rất giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch nên đậu đỏ còn có khả năng giải độc cao.
Vỏ đậu đỏ giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt nhờ đó loại bỏ các chất cặn bã bám ở thành ruột. Đồng thời các tinh chất kiềm thạch kích thích nhuận tràng bài trừ chất độc.
Xưa nay, đậu đỏ được coi là “cao thủ giải độc”. Nếu bị ngộ độc, bạn hãy cho người bệnh uống ngay một cốc nước đậu đỏ đun với một ít muối, khả năng lợi tiểu sẽ đẩy hết chất độc ra khỏi cơ thể người bệnh. Cũng chính nhờ tác dụng này mà các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị tê phù, bệnh tim, phù thận…. nên sử dụng đậu đỏ.
Chữa suy nhược cơ thể
Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng.
Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong, nhưng thực sự thì đậu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Những người bị bệnh khó đại tiểu tiện hay thận yếu cũng nên ăn món ăn này vì món canh đậu đỏ lợi tiểu vô cùng!
Tốt cho phụ nữ mang thai
Các bà mẹ đang mang thai có biết rằng thường xuyên ăn đậu đỏ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn không? Nếu biết rồi thì các bạn nên chế biến món ăn bổ dưỡng này nhé!
Đậu đỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ cho chúng ta. Hãy chế biến món ăn này cho mình và người thân! Tốt nhất là hãy nấu đậu đỏ với vài chiếc lá trúc hay vài miếng thân trúc vì trúc làm đậu đỏ nhanh chín hơn nhiều đấy!


        CỬA HÀNG THỰC DƯỠNG OHSAWA
SỐ 314 đường Trần văn Kiểu F11 Q6 Khu Bình Phú
       ĐT: 0909 933 705 - 083 7550 184
        www.thucduongohsawa.com

GẠO LỨT MUỐI MÈ – THẦN DƯỢC CỦA MỌI THỜI ĐẠI 

Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn.

Hiểu Như Thế Nào Là Gạo Lứt?
Thực tế cho thấy có rất nhiều người hiểu sai về gạo lứt, gạo lứt là hạt thóc không còn vỏ bọc ngoài (vỏ trấu), hạt gạo còn nguyên cám bao quanh, mầm ở đầu hạt và lõi trong là bột gạo có thành phần chủ yếu là tinh bột. Tinh bột gồm 2 phần tử aminlose và aminlopetin. Gạo tẻ (canh mễ hay ngạch mễ) có nhiều aminlose, ít aminlopetin, cơm nở và khi để nguội chóng khô.
Gạo nếp hầu như chỉ có aminlopetin, đồ xôi gạo không nở, để nguội vẫn dẻo, Đông y gọi nhu mễ. Gạo lứt có màu nâu đen gọi là huyền mễ. Có loại gạo màu nâu đỏ gọi là gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng được xay sát kĩ thì không phải là gạo lứt. Gạo tẻ lâu năm là trần mễ.
Người phương Đông chúng ta coi gạo là hạt vàng, hạt của sự sống. Trong sách “Nội kinh” là sách Đông y cổ đã ghi: “Tinh khí đều do chất của gạo mà biến hóa sinh ra”. Lúa tẻ (canh mễ) có vị ngọt, tính mát bình, bổ khí huyết, điều hòa ngũ tạng, cứng gân xương, cường thân thể. Lúa tẻ lâu năm (trần mễ) có vị chua, hơi mặn, tính ấm, ích khí, mạnh tỳ, thông huyết mạch, trợ tiêu hóa.
Riêng mầm non của hạt thóc (cốc nha) khí ôn, vị ngọt, có công năng kiện tỳ, hạ khí, tiêu thức ăn đọng trên, thêm sức, ăn uống ngon miệng.Cám gạo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy, tăng sức đề kháng.
Thành phần hóa học của gạo có đầy đủ các đại dưỡng chất sinh năng lượng là đạm, đường, mỡ (protid, glucid, lipid) với các acid amin cần thiết và acid béo chưa no cần thiết cao hơn so với loại thức ăn khác, mà nó còn có nhiều vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, tiền vitamin A, C, E, K…), các chất khoáng (K, Na, Ca, P, Mg, Zn…), các chất xơ tan và không tan có lợi cho tiêu hóa. Trong cám gạo còn có các polysaccharid, người ta đã phân lập được một polysaccharid RBS có tác dụng sinh học chống ung thư.
Gạo lứt, muối và mè là bài thuốc – thức ăn có từ lâu đời; thời danh y Tuệ Tĩnh đến cụ tổ Đông y Hải Thượng Lãn Ông; cho tới thời nay là một phương thuốc khá phổ biến không những chỉ ở phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…) mà lan sang cả các nước phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ…Gạo lứt so với gạo xát trắng chất đạm có nhiều hơn 30%, vitamin B1 gấp 4 lần, chất béo gấp 3 đến 5 lần, vitamin B5 (acid pantotenic) gấp 4 lần, acid linoleic (chỉ có trong sữa mẹ) chiếm 30% trong tổng hàm lượng chất béo của gạo lứt. Các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được đều có mặt đầy đủ trong thành phần đạm của gạo lứt.
Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, chỉ thống, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa, tả, lụ, trúng thực, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm. Gạo lứt là một loại thuốc bổ tỳ, phế, gan, thận, tâm. Đặc biệt trong phòng, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
Ngoài chất RBS, người ta còn phát hiện gạo lứt có chất Selentium có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển. Điều này đã được thể nghiệm qua súc vật và trên người bởi các công trình khoa học ở Mỹ, Nhật và một số nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó còn có chất acid phitin có vai trò đào thải các chất độc qua ruột, chất glytation chống nhiễm xạ…Một trong những chất phòng vệ chính là những chất vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2 (Riboflavine).
Với công năng, tác dụng của gạo lứt bổ dưỡng, thải độc tăng cường sức đề kháng và những gì ta chưa biết đến, gạo lứt còn góp phần và chống bệnh HIV đang hoành hành trên trái đất này.
 Bí Quyết Ăn Gạo Lứt Muối Mè
Gạo lứt muối mè: Phải biết chọn hạt gạo, hạt muối, hạt mè cho tới cách chế biến, kể cả lúc ăn nhai thế nào cho đúng mới thấy hết tác dụng của “ngọc dược” khi “thực dưỡng” để chế biến nó thành “thần dược”.
Gạo lứt phải chọn loại gạo mới, còn nguyên lớp cám ngoài và mầm gạo, gạo đỏ càng tốt. Gạo thu hoạch từ lúa sạch, không bón bằng phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu thì càng hay. Nhiều người nhầm gạo huyết rồng là gạo lứt vì nó có màu đỏ.
Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ ẩm mốc và để lâu hôi khét. Bảo quản không tốt, ăn gạo lứt đã bị hôi mốc còn có tác dụng ngược lại, nghĩa là không những không khỏe, không hết bệnh mà có thể gây nên bệnh mới, kể cả bệnh ung thư nguy hại vô cùng.
Nấu cơm gạo lứt: trước khi nấu, nhặt sạch sạn (nếu có), chỉ cần “rửa” qua cho gạo sạch cát chứ không “vo gạo” như nấu cơm bình thường. Có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất, nồi đồng, nồi nhôm, nồi cơm điện; đổ gạo lứt đã rửa vào nồi, ngâm với nước ấm trong vòng khoảng 2 giờ.
Tùy loại gạo nhưng cứ 2 phần nước thì 1 phần gạo, cứ 1kg gạo cho khoảng 1 muỗng cà phê (6g) muối. Sau 2 giờ ngâm thì nấu cơm, trước khi nấu thì ngoáy đảo đều gạo nước, đậy vung lại . Nấu bằng nồi cơm điện thì cắm điện như nấu cơm bình thường. Nấu cơm bằng bếp lửa (than, củi, điện…) thì khi nào cạn nước thì phủ lá chuối, lá dứa hay vải mùng sạch đậy nắp lên trên cho kín để khỏi xì hơi. Đun lửa thật nhỏ cho tới khi cơm chín (khoảng 1 giờ). Ngoài ra còn có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất là dễ nhất. Gạo không cần phải ngâm trước, cơm nấu vừa nhanh lại vẫn dẻo ngon.
Rang muối mè: Trước khi rang mè, sấy bỏ hạt lép, nhặt sạn, rửa sạch mè bỏ cát, đem phơi thật khô. Khi rang, chảo thật nóng, dùng đũa khuấy đảo đều, thấy mè nổ ran khắp lượt thì cầm chảo xoay tròn 5-7 vòng rồi đổ ra để giã. Tránh rang mè quá cháy thì đen khét, còn sống thì không thơm.
Muối tinh rang khô, trộn với mè tùy theo từng người mà có tỉ lệ mè và muối khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, bệnh tật, thai nghén. Phụ nữ có thai nên ăn lạt, người lớn bình thường 7-10g mè/1g muối; người già và trẻ em: 8-12g/1g muối. Sau đó bỏ vào cối đá (hoặc máy xay) giã (hoặc xay), không nên mịn quá mất ngon.
Muối mè giã rồi cho vào lọ nút kín, không nên để quá một tuần, sẽ có mùi khét do hôi dầu vì bị oxy hóa bởi không khí.
Cách Ăn Cơm Gạo Lứt
Trộn muối mè với cơm gạo lứt 1-2 muỗng cafe tùy theo ý thích mỗi người hay người bệnh ăn kiêng. Ăn cơm gạo lứt phải ăn chậm, nhai kỹ, khi cơm trong miệng cảm giác như biến thành sữa là được. Ăn vội nhai dối đem lại những hậu quả xấu, nhất là với người bệnh.
Theo BS CKI – YHDT – BSDD. Phạm Hồng Nga
————————————————————————————————–
CỦA HÀNG :DƯỠNG SINH OHSAWA                 THỰC DƯỠNG OHSAWA
314 Trần văn Kiểu F11 Q6 ( Khu bình phú)         www.thucduongohsawa.com
hcmc. ĐT: (083) 7550 184 - 0909 933 705




 
Copyright (c) 2010 THỰC DƯỠNG OHSAWA. Design by WPThemes Expert

Themes By Buy My Themes And TM Web Design.